NHỮNG THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU (XNK) VÀ LOGISTICS CƠ BẢN NHẤT

Logistics & xuất nhập khẩu đều là những lĩnh vực khá rộng, và cũng tạo khó khăn khá lớn cho các bạn mới tìm hiểu hay mới tham gia vào ngành.

Vì vậy, ở bài viết dưới đây, chúng tôi sưu tầm và biên tập những thuật ngữ ngành Logistics, Vận tải quốc tế, và Xuất nhập khẩu để các bạn tiện tham khảo. Thường các thuật ngữ đó xuất phát từ tiếng Anh, nên sẽ có từ tiếng Việt tương đương, kèm theo phần giải thích nghĩa ngắn gọn.

Các thuật ngữ được sắp xếp theo nhóm chữ cái đứng đầu tiên, bạn tìm trong từng nhóm nhé.

1. Các thuật ngữ chuyên ngành Xuất nhập khẩu cơ bản

STT Viết tắt Chú giải
1 Agency agreement- Hợp đồng đại lý Là một hợp đồng trong đó người ủy thác ủy nhiệm cho đại lý thay mặt mình thực hiện một số công  việc được chỉ định 
2 Agency fees- Phí cho đại lý Là tiền mà chủ tàu trả cho đại lý tàu biển về những dịch vụ đã làm trong lúc tàu hoạt động tại cảng như làm thủ tục ra vào cảng, liên hệ bốc dỡ hàng,…
3 All in rate- Cước toàn bộ Tổng số tiền bao gồm : cước thuê tàu, phụ phí và các phí khác mà người thuê phải trả cho người chuyên chở
4 All risks- Bảo hiểm mọi rủi ro Là bảo hiểm rộng nhất mà theo điều kiện này , người bảo hiểm chịu mọi rủi ro mất mát , hư hỏng cho hàng hóa được bảo hiểm ( thiên tai, rủi ro biển, rủi ro khác….) trừ các trường hợp : chiến tranh, đình công, thiếu sót về bao bì đóng gói hàng…)
5 Antedated Bill of lading – Vận đơn ký lùi ngày cấp Việc ký lùi ngày cấp vận đơn thông thường do người gửi hàng yêu cầu để đáp ứng phù hợp với thời gian giao hàng đã được quy định trong hợp đồng mua bán hoặc thời gian hiệu lực của thư tín dụng
6 Assured ( Insured)- Người bảo hiểm Là người nhận bảo hiểm lợi ích cho khách hàng theo những quy tắc, điều kiện bảo hiểm quy định, có quyền thu phí bảo hiểm đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất do những rủi ro gây ra cho đối tượng bảo hiểm
7 Air freight Chỉ hoạt động vận chuyển hàng không 
8 Booking được hiểu đơn giản là book lịch tàu 
9 Bulker Adjustment Factor (BAF) Hệ số điều chỉnh giá nguyên liệu Tỷ lệ phần trăm mà chủ tàu công bố làm cơ sở tính phí  điều chỉnh giá nhiên liệu, khi nhiên liệu sử dụng cho tàu tăng giá bất thường vào một thời điểm nào đó. Tiền phụ thu này gọi là tiền phụ thu nhiên liệu
10 CFS warehouse- Container Freight Station- Kho hàng lẻ Là nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung để đóng hàng vào container xuất khẩu bằng đường biển hoặc khai thác container nhập khẩu vào kho này để khách hàng nhận hàng sau khi hoàn tất thủ tục hải quan
11 Bill of Lading- Vận đơn  Vận đơn là loại chứng từ vận tải được đơn vị vận chuyển phát hành sau khi họ nhận hàng hóa để vận chuyển. Vận đơn có giá trị như bên đơn bị vận chuyển xác nhận đã nhận và mang hàng đi
12 Carrier- Người chuyên chở / Tàu vận tải Là một bên ký kết hợp đồng chuyên chở với một người gửi hàng. Họ có thể là người chủ tàu hoặc thuê tàu. Họ có thể là người chuyên chở cộng đồng, kinh doanh dịch vụ chở thuê cho mọi chủ hàng hoặc là người thầu chuyên chở.
13 Closing date or closing time – Ngày hết hạn nhận chở hàng Trong chuyên chở bằng tàu chợ hoặc tàu container, hãng tàu công bố ngày chấm dứt việc nhận chở hàng cho từng chuyến đi cụ thể. Nếu quá kỳ hạn nhận chở, người thuê tàu có thể gửi hàng vào chuyến đi kế tiếp
14 Certificate of Origin – CO Giấy chứng nhận xuất xứ- chứng minh nguồn gốc hàng hóa của một quốc gia khi muốn tham gia thị trường quốc tế
15 Commision – Hoa hồng Là số tiền thù lao mà người ủy thác chi trả cho đại lý hoặc môi giới trung gian về những dịch vụ họ đã làm. Hoa hồng môi giới thuê tàu là số tiền thù lao trả cho môi giới về dịch vụ thuê tàu, được tính bằng một tỷ lệ nhất định của tổng số tiền cước chuyên chở 
16 Consignee – Người nhận hàng Là người ghi ở mục Người nhận hàng ở vận đơn đường biển 
17 Consignor – Người gửi hàng Người gửi hàng
18 Container Thùng chứa hàng đặc biệt dùng làm bao bì chuyên chở hàng hóa có cấu tạo hình hộp bằng vật liệu bền chắc, có thiết bị chuyên dùng thuận lợi cho việc đóng và rút hàng. Có thể tích khá lớn. Tùy theo yêu cầu của loại hàng mà được phân chia thành các loại khác nhau
19 Container Ship- tàu chuyên chở container Đặc điểm : – chỉ có 1 boong chở container, trong thân tàu có hầm thiết kế khung dẫn hướng theo chiều thẳng đứng đảm bảo container không bị xê dịch khi vận chuyển và được phân loại nhờ vào cách bốc dỡ.
20 Container Yard (CY) – Nơi tiếp nhận và lưu trữ container Là bộ phận quan trọng của khu cảng container, diện tích rộng thoáng, xếp được 5-6 tầng container
21 Custom Clearance- Việc thông quan  Hoàn thành các thủ tục do hải quan quy định để được cấp phép cho hàng nhập ra vào của một nước
22 Certificate of Quality – CQ Giấy chứng nhận chất lượng- thể hiện hàng hóa có đủ tiêu chuẩn của quốc gia hay quốc tế
23 Demurrage charge- Tiền phạt bốc/ dỡ chậm tiền phạt khi người thuê tàu không hoàn thành việc bốc dỡ hàng theo đúng thời gian quy định 
24 ETA – Estimated time Arrival Dự kiến thời gian tàu cập bến
25 ETD – Estimated time of Departure Dự kiến thời gian tàu rời đi
26 HS code- Harmonized Commodity Description and Coding System Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa- mã phân loại của hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.
27 Packing List Bảng kê chi tiết các mặt hàng và quy cách đóng gói hàng hóa
28 Proforma Invoice PI- Hóa đơn chiếu lệ có hình thức như hóa đơn- nhưng chỉ để chiếu lệ, không có chức năng thanh toán
29 POL – Port of Loading Cảng đóng hàng, xếp hàng
30 PO- Purchase Order Đơn đặt hàng
31 POD – Port of Discharge Cảng dỡ hàng
32 Shipping advice / Shipment advice Thông báo giao hàng gửi đến giao hàng
33 SI- Shipping Instruction Hướng dẫn giao hàng – Thông tin này do nhà xuất khẩu chuyển cho đơn vị vận chuyển hoặc giao nhận để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra chính xác hoặc đúng yêu cầu người gửi hàng

2. Những thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu có thể bạn chưa biết

2.1. “Thủ tục hải quan điện tử”

Là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

2.2. “Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan”

Là hệ thống do Tổng cục Hải quan quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết nối, trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành có liên quan.

2.3. “Hệ thống khai hải quan điện tử”

Là hệ thống cho phép người khai hải quan thực hiện việc khai hải quan điện tử, tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

2.4. “Tham vấn trị giá”

Là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá hải quan đã kê khai của người khai hải quan.

2.5. “Kiểm tra chuyên ngành”

Là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định về kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hàng hóa do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế hoặc các quy định pháp luật có liên quan để kiểm tra, xác định hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiểm tra chuyên ngành về văn hóa thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành văn hóa.

2.6  Trị giá hải quan hàng nhập khẩu

Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:

  • a) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn;
  • b) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên là ga đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan;
  • c) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên tờ khai hải quan”

2.7. Trị giá hải quan hàng xuất khẩu

Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế, được xác định theo trình tự các phương pháp sau:

  • a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;
  • b) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;
  • c) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;
  • d) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.

Trên đây là những thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu cơ bản mà bạn chắc chắn sẽ “va chạm” rất nhiều. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích trong ngành.

________________________________________

✍️SUNWAY LOGISTICS

📲 Zalo hỗ trợ: zalo.me/g/emrbbn922

📩 Email: thanhlt@sunwaylogistics.vn

🌎 Website: https://sunwaylogistics.vn

📞Tel/Zalo: 0974855333/0947563919