Search for:
Sunway Logistics đồng hành cùng JCI Hà Nội trong hội thảo Xoay nghịch cảnh, chuyển tương lai, dẫn dắt tổ chức vượt sóng chu kì suy thoái, diễn giả Bà Cao Thị Ngọc Dung PNJ, Ông Mai Hữu Tín U&I Group

Sunway Logistics đồng hành cùng JCI Hà Nội trong hội thảo Xoay nghịch cảnh, chuyển tương lai, dẫn dắt tổ chức vượt sóng chu kì suy thoái, diễn giả Bà Cao Thị Ngọc Dung PNJ, Ông Mai Hữu Tín U&I Group

THỦ TỤC NHẬP KHẨU KÍNH ÁP TRÒNG (LENS) MẮT

Kính áp tròng là gì?

Kính áp tròng (hay còn gọi là lens) là loại kính tiếp xúc trực tiếp với giác mạc và có độ cong phù hợp với giác mạc, được sử dụng khá rộng rãi bởi tính năng linh hoạt, nhỏ gọn và tiện lợi. Kính áp trong được chia làm nhiều loai, như áp tròng cận thị, áp tròng loạn thị, … có nhiều loại kính áp tròng khác nhau với màu sắc khác nhau, nhằm mang lại tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng.
Vậy để nhập khẩu sản phẩm kính áp tròng về VIệt Nam, các doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì và chuẩn bị những chứng từ như thế nào để có thể thông quan hàng hóa một cách dễ dàng? Đọc tiếp

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỈM TRẺ EM 2023

Bạn đang muốn nhập khẩu Bỉm trẻ em để kinh doanh? Nhưng quy trình và thủ tục còn nhiều vướng mắc chưa được giải đáp. Vậy với bài viết dưới đây, hãy cùng Sunway logistics tìm hiểu xem làm sao để nhập khẩu mặt hàng Bỉm với chi phí và thời gian tối ưu nhất nhé.

Mã HS và thuế khi nhập khẩu Bỉm trẻ em 2023

Bỉm trẻ em có mã HS thuộc chương 96, cụ thể mặt hàng này có mã HS: 96190013

Thuế GTGT – VAT: 8% (mặt hàng không thuộc nghị định 44/2023/NĐ-CP)

Thuế nhập khẩu: 15% (0% nếu có CO)

Chính sách và thủ tục nhập khẩu Bỉm trẻ em 2023

Nhập khẩu Bỉm trẻ em cần xin giấy phép gì?

Bỉm trẻ em không có chính sách gì đặc biệt khi nhập khẩu, vì vậy doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác. Chi tiết hồ sơ vui lòng xem mục bên dưới.

Lưu ý: Đối với các thương hiệu mới, doanh nghiệp nên kiểm tra xem thương hiệu đang chuẩn bị nhập đã đăng ký sở hữu trí tuệ hay nhập khẩu độc quyền tại Việt Nam hay chưa để tránh việc không thể thông quan theo dự kiến và phát sinh chi phí.

Bên cạnh đó Bỉm trẻ em thuộc danh mục hàng hoá quản lý rủi ro về giá, hải quan sẽ thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp, giải trình về giá hay thậm chí đi tham vấn giá. Doanh nghiệp nên chuẩn bị giấy tờ nhập khẩu lô hàng cũng như chứng từ thanh toán quốc tế đầy đủ.

Thủ tục nhập khẩu Bỉm trẻ em

Hồ sơ để làm thủ tục hải quan cho hàng Bỉm trẻ em gồm những chứng từ sau:

  • Hóa đơn thương mại
  • Vận tải đơn
  • Packing list
  • Chứng nhận xuất xứ- CO (nếu có)
  • Các chứng từ khác

Nhãn mác Bỉm trẻ em nhập khẩu

Hàng hoá nhập khẩu cần có nhãn mác theo quy định hiện hành tại các văn bản pháp quy dưới đây:

  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong Lĩnh vực Hải quan

Bài viết trên đây, Sunway logistics đã cung cấp ngắn gọn các thông tin đối với mặt hàng Bỉm trẻ em nhập khẩu. Nếu có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần cung cấp thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

________________________________________

✍️SUNWAY LOGISTICS

📲 Zalo hỗ trợ: zalo.me/g/emrbbn922

📩 Email: thanhlt@sunwaylogistics.vn

🌎 Website: 

https://sunwaylogistics.vn Đọc tiếp

THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNH SẤY KHÔ

Bạn đang muốn nhập khẩu Hành sấy khô về Việt Nam? Bạn đang tìm đơn vị logistics uy tín cung cấp dịch vụ nhập khẩu hành sấy khô? Bạn đang muốn biết thuế nhập khẩu hành sấy khô tại thời điểm này là bao nhiêu? có ưu đãi thuế nhập khẩu không? Quy trình nhập khẩu ra sao?

Tại bài viết dưới đây, Sunway logistics sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp những vấn đề trên.

Mã HS và thuế nhập khẩu Hành sấy khô năm 2023

Hành sấy khô có mã hs thuộc chương 7: Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được, cụ thể:

Mã hs: 07.12.2000

Thuế Nhập khẩu ưu đãi: 30%

Thuế VAT: 0%

Thuế nhập khẩu có CO: 0%

Vậy giả sử bạn nhập hành sấy khô từ Ấn Độ, có CO form AI thì bạn sẽ không phải nộp bất kỳ loại thuế gì đối với việc nhập khẩu hàng.

Chính sách và thủ tục nhập khẩu Hành sấy khô 2023

Đối với mặt hàng hành sấy khô khi nhập khẩu phải tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật theo quy định trước khi làm thủ tục nhập khẩu. Quy trình cơ bản gồm những bước sau:

Bước 1: đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu qua cơ chế một cửa quốc gia

Bước 2: đăng ký thủ tục kiểm dịch thực vật và lấy mẫu qua phần mềm PQS – hỗ trợ khai báo từ xa thủ tục kiểm dịch thực vật.

Bước 3: Sau khi tạo xong hồ sơ, phần mềm PQS sẽ trả về 1 mã hồ sơ. Mã này sẽ được sử dụng để truyền tờ khai hải quan cho lô hàng.

Bước 4: Kiểm dịch. bên kiểm dịch sẽ đến lấy mẫu trực tiếp từ container hàng nhập khẩu. Sau khoảng 1 ngày làm việc sẽ có kết quả. Doanh nghiệp sử dụng kết quả này đính lên hệ thống để được hải quan chấp nhận thông quan.

Bước 5: kéo hàng.

Bài viết trên đây, Sunway logistics đã cung cấp ngắn gọn quy trình nhập khẩu đối với mặt hàng hành sấy khô. Nếu có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần cung cấp thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

________________________________________

✍️SUNWAY LOGISTICS

📲 Zalo hỗ trợ: zalo.me/g/emrbbn922

📩 Email: thanhlt@sunwaylogistics.vn

🌎 Website: 

https://sunwaylogistics.vn Đọc tiếp

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHAI BÁO HOÁ CHẤT

Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (gọi tắt là Nghị định số 113/2017/NĐ-CP) và Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất (gọi tắt là Thông tư số 32/2017/TT-BCT).

Sunway logistics xin thông tin các nội dung liên quan đến khai báo hoá chất như sau:

1. Hóa chất phải khai báo: quy định tại Điều 25 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

2. Về khai báo hóa chất sản xuất: quy định tại Điều 26 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo hóa chất sản xuất trong năm thông qua chế độ báo cáo hàng năm quy định tại Điều 36 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

3. Về khai báo hóa chất nhập khẩu: quy định tại Điều 27 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 32/2017/TT-BCT.

– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

– Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu:

a) Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định số 113/2017/NĐ-CP trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;

b) Hóa đơn mua, bán hóa chất;

c) Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;

d) Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.

4. Các trường hợp miễn trừ khai báo: quy định tại Điều 28 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

5. Về thông tin bảo mật: quy định tại Điều 29 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

– Thông tin bảo mật của bên khai báo, đăng ký, báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật hóa chất, bao gồm:

+ Tên và số lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh;

+ Thông tin có liên quan đến bí quyết công nghệ, bí mật thương mại.

– Những thông tin quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sẽ không được coi là các thông tin bảo mật, bao gồm:

+ Tên thương mại của hóa chất;

+ Tên của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất; tổ chức, cá nhân báo cáo hoạt động hóa chất theo Điều 43, Điều 52 của Luật hóa chất;

+ Thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất, trừ các thông tin bảo mật quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP;

+ Các thông tin phục vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất; ngăn chặn và hạn chế các ảnh hưởng xấu do độc tính của hóa chất; các thông tin cảnh báo khi sử dụng, tiếp xúc với hóa chất và cách xử lý sơ bộ trong trường hợp xảy ra sự cố;

+ Phương pháp phân tích để xác định khả năng phơi nhiễm đối với con người và môi trường; tóm tắt kết quả thử nghiệm độc tính của hóa chất;

+ Độ tinh khiết của hỗn hợp chất và mức độ nguy hại của các phụ gia, tạp chất.

Nội dung chi tiết Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, Thông tư số 32/2017/TT-BCT./.

Nếu bạn cần dịch vụ khai báo và làm thủ tục nhập khẩu hoá chất hoặc chưa biết hàng hoá của mình có phải khai báo hoá chất hay không, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại:
Mr Michael – 0974855333
Mrs Anna – 0936891623

________________________________________

✍️SUNWAY LOGISTICS

📲 Zalo hỗ trợ: zalo.me/g/emrbbn922

📩 Email: thanhlt@sunwaylogistics.vn

🌎 Website: 

https://sunwaylogistics.vn Đọc tiếp

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY PHÁT ĐIỆN

Máy phát điện đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với con người khi xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn điện.

Hiện nay, tất cả các hoạt động văn hoá xã hội, sản xuất kinh doanh đều cần đến điện. Nhưng không phải lúc nào nguồn điện cũng đủ đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng của tất cả mọi người.

Nhất là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, hanh khô dẫn đến tình trạng thiếu điện trầm trọng. Làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người dân lẫn việc sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, máy phát điện đang trở thành một thiết bị không thể thiếu cho hộ gia đình, doanh nghiệp với công dụng dự phòng các sự cố thiếu điện, chập điện, mất điện đột ngột.

Đây là một mặt hàng kinh doanh rất tiềm năng. Hãy cùng Sunway Logistics tìm kiếm thông tin nhập khẩu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Máy phát điện là gì?

Máy phát điện là một thiết bị có thể biến đổi cơ năng thành điện năng. Nguồn cơ năng này có thể đến từ các động cơ tuabin nước, gió, động cơ đốt trong hoặc  các nguồn khác.

Hiện nay, hầu hết các dòng máy phát điện hiện nay đều sử dụng động cơ đốt trong. Những động cơ này chủ yếu chạy bằng xăng, dầu, khí đốt.

Máy phát điện có 3 chức năng chính: phát điện (chính), chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp.

2. Chính sách nhập khẩu máy phát điện

– Theo quy định hiện hành, máy phát điện không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

– Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Căn cứ Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan.

Như vậy máy phát điện mã HS 8501 thuộc quản lý của Bộ Công thương, không có chính sách gì đặc biệt.

3. Mã HS CODE của máy phát điện

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Máy phát điện thuộc phần XVI, chương 85, phân nhóm 8501: Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát điện). Dựa vào đặc điểm cấu tạo, cơ chế vận hành và mục đích sử dụng thì máy phát điện sẽ được phân ra nhiều loại khác nhau.

Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan.

Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

4. Thuế nhập khẩu máy phát điện

Tra cứu theo =&0=&và áp dụng theo chính sách hiện hành, thuế nhập khẩu máy phát điện được xác định như sau:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 3-25%
  • Thuế VAT 10%
  • ACFTA: Thuế nhập khẩu 50% (khi có C/O)
  • Không làm C/O: Thuế nhập khẩu 20%

Mức thuế trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu muốn biết cụ thể mức thuế từng loại máy phát điện. Hãy liên hệ với Sunway Logistics để được kiểm tra chính xác.

________________________________________

✍️SUNWAY LOGISTICS

📲 Zalo hỗ trợ: zalo.me/g/emrbbn922

📩 Email: thanhlt@sunwaylogistics.vn

🌎 Website: 

https://sunwaylogistics.vn Đọc tiếp