Search for:
CHỨNG NHẬN HỢP QUY & THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỒ CHƠI TRẺ EM

Đồ chơi trẻ em là một trong những mặt hàng được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu quan tâm do nhu cầu thị trường Việt Nam khá lớn và để chiếm được thị phần thì không hề khó, nhiều khi hàng chưa về nhưng đều đã được khách hàng đặt trước do mẫu mã của sản phẩm đang rất được ưa chuộng.

Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng đồ chơi trẻ em đều phải làm chứng nhận hợp quy để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, an toàn khi đến tay trẻ em. Do đó không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được quy trình thủ tục hải quan khi nhập khẩu mặt hàng này, đặc biệt là các doanh nghiệp mới nhập lần đầu. Sau đây hãy cùng Sunway logistics tìm hiểu xem thủ tục nhập đồ chơi trẻ em có khó như bạn nghĩ không nhé. ✔✔

Sunway Logistics: Chuyên gia vận chuyển Nội thất từ Châu Âu về Việt Nam (Door-to-Door)

Bạn đang tìm kiếm dịch vụ vận chuyển Nội thất từ Ý về Việt Nam uy tín, chuyên nghiệp? Sunway Logistics hân hạnh mang đến giải pháp vận chuyển trọn gói, từ kho hàng đến tận tay khách hàng tại Việt Nam, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và an tâm về chất lượng hàng hóa.

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA C/O LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – viết tắt là giấy CO) là một chứng từ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là đối với người nhập khẩu vì giấy CO có thể giúp họ được hưởng những ưu đãi về thuế quan.

Giấy CO là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì?

Theo nghị định số 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, tại Điều 3 có đưa ra định nghĩa về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

“Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó”.

Cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Về hình thức: giấy CO có thể phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương (dạng điện tử). Ví dụ như hiện nay, CO form D, AI có dạng điện tử, còn lại các form khác là bản giấy.
  • Cơ quan cấp CO: phải là cơ quan có thẩm quyền cấp phát, CO do nhà sản xuất cấp phát ra là dạng không chính thống và không hưởng được các chế độ ưu đãi của các nước nhập khẩu hàng hóa đó.
  • Nội dung: phải dựa trên các quy định về xuất xứ hàng hóa.

=&1=&

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN NHẤT ĐỊNH PHẢI NẮM RÕ!

Các phương thức thanh toán trên tờ khai hải quan được quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 38/2015/tt-btc ngày 25 tháng 3 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cụ thể, các phương thức thanh toán trên tờ khai hải quan được nêu rõ tại “Phụ lục 1, mục 1.43: Phương thức thanh toán” như sau:

  • “BIENMAU”: Biên mậu
  • “DA”: Nhờ thu chấp nhận chứng từ
  • “CAD”: Trả tiền lấy chứng từ
  • “CANTRU”: Cấn trừ, bù trừ
  • “CASH”: Tiền mặt
  • “CHEQUE”: Séc
  • “DP”: Nhờ thu kèm chứng từ
  • “GV”: Góp vốn
  • “H-D-H”: Hàng đổi hàng
  • “H-T-N”: Hàng trả nợ
  • “HPH”: Hối phiếu
  • “KHONGTT”: Không thanh toán
  • “LC”: Tín dụng thư
  • “LDDT”: Liên doanh đầu tư
  • “OA”: Mở tài khoản thanh toán
  • “TTR”: Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện.
  • “KC”: Khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT)

Lưu ý:

  • Trường hợp thanh toán các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức thì nhập mã “KC” đồng thời khai phương thức thanh toán thực tế vào ô “Phần ghi chú”.
  • Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thì phương thức thanh toán khai “Khong TT”.

=&0=&

THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU – KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤC PHƯƠNG THỨC PHỔ BIẾN

Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, tù đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo.

Thanh toán quốc tế trong Xuất nhập khẩu – Định nghĩa

Thanh toán Quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa từ theo nhiều quan điểm khác nhau.

  • Thứ nhất, theo Đinh Xuân Trình (1996) thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước.
  • Thứ hai, theo Trầm Thị Xuân Hương (2006), thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.

Từ hai định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy thanh toán quốc tế có một số đặc điểm sau:

Đặc điểm của thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế khác thanh toán quốc nội ở chỗ nó mang yếu tố nước ngoài

Những hoạt động thanh toán nào có yếu tố nước ngoài thì gọi là hoạt động thanh toán quốc tế, còn ngược lại thì gọi là hoạt động thanh toán quốc nội. Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở các mặt sau đây:

  • Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế là những người cư trú và phi cư trú, không phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những người phi cư trú với nhau. Luật Quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia đều có định nghĩa về người cư trú và phi cư trú.
  • Tiền tệ trong thanh toán được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc giữa tài khoản hai người phi cư trú với nhau, không kể tài khoản đó mở ở một ngân hàng hay ở hai ngân hàng trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau.
  • Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai nước hoặc có thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ.

Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng

Dịch vụ thanh toán quốc tế cũng có những đặc điểm truyền thống như các dịch vụ khác

Mang tính vô hình, việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, không thể lưu trữ được dịch vụ. Dịch vụ thanh toán quốc tế có những đặc điểm riêng biệt sau:

  • Cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia.
  • Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài.
  • Hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ.
  • Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
  • Không gian thanh toán quốc tế rất rộng lớn, thời gian thanh toán tương đối dài, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật không đồng đều, môi trường pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ, trình độ nhân lực tham gia thanh toán quốc tế còn có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. Đây có thể coi là nguyên nhân phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế hiện nay.

Thanh toán quốc tế điện tử sẽ dần dần thay thế cho thanh toán bằng chứng từ truyền thống

=&1=&