THỦ TỤC NHẬP KHẨU GẠCH MEN, GẠCH ỐP LÁT XÂY DỰNG

Gạch men và gạch ốp lát nhập khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng tại Việt Nam, không chỉ góp phần nâng cao tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo chất lượng cho các công trình. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng, các sản phẩm này đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát còn góp phần thúc đẩy kinh tế, tạo cơ hội kinh doanh và đóng góp vào nguồn thu thuế cho nhà nước.

Tuy nhiên, để nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam, doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục pháp lý, chính sách nhập khẩu cũng như các loại thuế liên quan. Trong bài viết này, Sunway Logistics sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát, các quy định hiện hành và mức thuế áp dụng để giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện thủ tục một cách hiệu quả.

1. Chính sách nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát về Việt Nam 

Để nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát về Việt Nam doanh nghiệp cần tuân theo những chính sách hiện hành của nhà nước. Cụ thể: 

  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017.
  • Công văn số 3148/BXD-VLXD ngày 06/08/2021.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
  • Thông tư 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019.
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Theo các văn bản pháp luật đã được quy định ở trên thì gạch men, gạch ốp lát không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt hàng gạch đã qua sử dụng thì không được nhập khẩu. 

Theo thông tư 19/2019/TT-BX các loại gạch men, gạch ốp lát được sử dụng trong xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của bộ Xây Dựng. Mặt hàng này phải làm kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp các loại gạch men, gạch ốp lát có kích thước dưới 7cm và các loại gạch chưa tráng men thì không cần làm thủ tục kiểm tra chất lượng. 

2. Mã hs code và thuế nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát

Mã hs code của các loại gạch men, gạch ốp lát 
Gạch men ốp lát có mã hs code thuộc chương 68, 69 

ma hs code gach op lat xay dung
hs code gach men
hs code gach op lat
hs code

Thuế nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát
Dựa vào mã hs code gạch men, gạch ốp lát đã có, doanh nghiệp có thể xác định được mức thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu ưu đãi: Từ 10 – 45%
Thuế giá trị gia tăng ( VAT): 8 – 10%
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0 – 50%
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%

3. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát

Theo thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018; Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan cho các mặt hàng bao gồm cả gạch men, gạch ốp lát cần có: 

  • Tờ khai hải quan 
  • Hợp đồng thương mại (contract)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
  • Vận đơn (Bill of lading) 
  • Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng
  • Giấy giới thiệu 

Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ càng đầy đủ, chi tiết thì càng hữu ích vì sẽ tránh được tình trạng thiếu hồ sơ lại mất thêm thời gian bổ sung, chờ đợi. 

Hồ sơ kiểm tra chất lượng 

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng gạch tại sở xây dựng 

Doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng lên sở, sau đó sở nhận đơn đăng ký và trả lại 1 bản cho doanh nghiệp. Sau khi nhận đơn đăng ký đã được xác nhận doanh nghiệp đính kèm vào bộ hồ sơ nhập khẩu để nộp cho hải quan. 

  • Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng 

Lấy mẫu tại kho và mang đi kiểm định theo quy định tại các trung tâm đủ điều kiện và được bộ xây dựng công nhận. Sau khi kiểm tra thì trung tâm giám định sẽ phát chứng thư hợp quy đạt hoặc không đạt cho hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định. 

Nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp 2 loại giấy tờ đó là giấy chứng nhận hợp quy và kết quả kiểm nghiệm. 

  • Bước 3: Bổ sung chứng thư để thông quan hàng hóa 

Sau khi có chứng thư đạt tiêu chuẩn doanh nghiệp bổ sung cho hải quan để thông quan hàng hóa. Trong trường hợp, chứng thư không đạt tiêu chuẩn thì lô hàng sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam 

4. Quy trình nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát vào Việt Nam 

Sau khi doanh nghiệp đã tìm được đối tác cung cấp gạch men, gạch ốp lát thì 2 bên tiến hành đàm phán, thỏa thuận để ký kết hợp đồng. Tiếp đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu để làm thông quan cho lô hàng khi cập cảng. Cụ thể:

  • Bước 1: Khai tờ khai hải quan 

Dựa trên thông tin của lô hàng trên các chứng từ đã có doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai cho lô hàng trên cổng thông tin điện tử. Đợi kết quả tờ phân luồng 

  • Bước 2: Mở tờ khai hải quan 

In tờ khai đã được phân luồng kèm theo bộ hồ sơ nhập khẩu đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra và cho ra kết quả phân luồng, doanh nghiệp dựa vào tình trạng thực tế mà có hướng xử lý khác nhau. 

Luồng xanh: hàng hóa sẽ được thông quan luôn 
Luồng vàng: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa 
Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa 

Tuy nhiên, gạch men gạch ốp lát cần kiểm tra chất lượng nên sẽ không thuộc luồng xanh mà sẽ được phân ở luồng đỏ hoặc vàng. 

  • Bước 3: Thông quan hàng hóa 

Sau khi hải quan kiểm tra nếu không có vấn đề gì thì lô hàng sẽ được chấp nhận thông quan. Doanh nghiệp cần tiến hành nộp thuế theo quy định nhà nước để thông quan lô hàng. 

  • Bước 4: Doanh nghiệp nhận hàng hóa của mình và tiến hành vận chuyển về kho để bảo quản. 

Liên hệ ngay với 𝑺𝑼𝑵𝑾𝑨𝒀 𝑳𝑶𝑮𝑰𝑺𝑻𝑰𝑪𝑺 để được tư vấn và hỗ trợ mọi vấn đề về Logistics miễn phí:
Hotline: 097 485 53 33
Website: sunwaylogistics.vn
Email: thanhlt@sunwaylogistics.vn
—————
Ha Noi Head Office: Floor 4, ACCI Building, 210 Le Trong Tan Str., Thanh Xuan Dist., Ha Noi City
Hai Phong Branch: TTC Building, 630 Le Thanh Tong Str., Hai An Dist., Hai Phong City
Ho Chi Minh Branch: No. 26, 33 Str., An Phu Ward, Thu Duc Dist., HCM