Search for:
PHÂN BIỆT HÀNG LCL VÀ FCL – ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI HÌNH VẬN CHUYỂN

Hàng LCL là gì? Hàng FCL là gì?

Hàng LCL

=&1=& là những lô hàng mà người giao nhận sẽ phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào cont và dỡ hàng ra khỏi cont. Nếu lô hàng của chủ hàng có khối lượng nhỏ, không đủ để đóng trong một cont, khi đó chủ hàng có thể sử dụng cách thức gửi hàng lẻ (LCL).

Hàng FCL

=&2=&

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH LÀM XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG QUAN – CÔ ĐỌNG NHẤT

Hướng dẫn làm thủ tục Nhập khẩu cho người mới

Nhập khẩu bao gồm rất nhiều loại hình khác nhau (tạm nhập tái xuất, gia công, mua bán đối lưu, …) tuy nhiên bài viết dưới đây sẽ chỉ đề cập đến loại hình phổ biến nhất là nhập kinh doanh.

Nhập kinh doanh nghĩa là bạn sẽ nhập thành phẩm về để buôn bán, kinh doanh trong nước hoặc nhập nguyên liệu về để sản xuất. Tương ứng với 2 kiểu nhập kinh doanh này sẽ có 2 mã loại hình tương ứng là A11 (Nhập kinh doanh tiêu dùng) và A12 (Nhập kinh doanh sản xuất).

Các bước để nhập khẩu một lô hàng:

Bước 1: Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

Để đảm bảo hàng hóa có thể lưu thông được ở thị trường trong nước, các mặt hàng nhập khẩu đều phải có sự chọn lọc kỹ lưỡng. Cần kiểm tra xem hàng hóa có thuộc một trong số những loại sau hay không:

  • Hàng cấm nhập khẩu: Nếu hàng của bạn nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của nhà nước thì đương nhiên bạn không thể nhập khẩu về để tránh những rắc rối sau này. (Danh mục hàng cấm nhập khẩu và phải xin giấy phép, bạn có thể tra cứu tại: Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương.)
  • Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu: Với những mặt hàng này, muốn nhập về bạn phải xin giấy phép của bộ quản lý mặt hàng đó. Vì thủ tục xin giấy phép cũng khá phức tạp, do đó nếu bạn có khả năng xin được thì hãy nghĩ đến việc nhập về, nếu không sẽ rất mất thời gian.
  • Hàng cần công bố hợp chuẩn, hợp quy: đối với những mặt hàng này thì trước khi hàng về đến cảng bạn phải tiến hành công bố. Thông thường những hàng hóa thuộc nhóm 2 (có khả năng gây mất an toàn) sẽ phải làm thủ tục này.
  • Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: với những hàng này thì việc kiểm tra sẽ được tiến hành sau khi tàu cập cảng. Hiện nay, không có một danh sách tổng hợp các mặt hàng cần tiến hành kiểm tra chuyên ngành, mà tùy thuộc vào quy định của từng bộ ngành quản lý mặt hàng đó.

Bước này là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Việc xác định đúng chính sách mặt hàng ngay từ đầu sẽ giúp bạn lên kế hoạch nhập hàng về đúng như dự kiến, không phát sinh vấn đề sau này.
=&1=&

THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU – KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤC PHƯƠNG THỨC PHỔ BIẾN

Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, tù đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo.

Thanh toán quốc tế trong Xuất nhập khẩu – Định nghĩa

Thanh toán Quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa từ theo nhiều quan điểm khác nhau.

  • Thứ nhất, theo Đinh Xuân Trình (1996) thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước.
  • Thứ hai, theo Trầm Thị Xuân Hương (2006), thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.

Từ hai định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy thanh toán quốc tế có một số đặc điểm sau:

Đặc điểm của thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế khác thanh toán quốc nội ở chỗ nó mang yếu tố nước ngoài

Những hoạt động thanh toán nào có yếu tố nước ngoài thì gọi là hoạt động thanh toán quốc tế, còn ngược lại thì gọi là hoạt động thanh toán quốc nội. Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở các mặt sau đây:

  • Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế là những người cư trú và phi cư trú, không phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những người phi cư trú với nhau. Luật Quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia đều có định nghĩa về người cư trú và phi cư trú.
  • Tiền tệ trong thanh toán được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc giữa tài khoản hai người phi cư trú với nhau, không kể tài khoản đó mở ở một ngân hàng hay ở hai ngân hàng trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau.
  • Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai nước hoặc có thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ.

Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng

Dịch vụ thanh toán quốc tế cũng có những đặc điểm truyền thống như các dịch vụ khác

Mang tính vô hình, việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, không thể lưu trữ được dịch vụ. Dịch vụ thanh toán quốc tế có những đặc điểm riêng biệt sau:

  • Cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia.
  • Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài.
  • Hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ.
  • Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
  • Không gian thanh toán quốc tế rất rộng lớn, thời gian thanh toán tương đối dài, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật không đồng đều, môi trường pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ, trình độ nhân lực tham gia thanh toán quốc tế còn có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. Đây có thể coi là nguyên nhân phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế hiện nay.

Thanh toán quốc tế điện tử sẽ dần dần thay thế cho thanh toán bằng chứng từ truyền thống

=&1=&