Việt Nam hiện nay có bao nhiêu tuyến đường biển (hàng hải) quốc tế quan trọng ? Ưu nhược điểm ?

Đường biển quốc tế (hay đường hàng hải quốc tế) là hệ thống mạng lưới tuyến đường biển trải dài khắp các đại dương và biển, liên kết các cảng biển và điểm đến trên toàn thế giới có thể được hình thành tự nhiên hoặc do con người can thiệp xây dựng.

Các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc tế bao gồm: 

1. Tuyến đường biển từ Việt Nam sang châu Âu

Tuyến đường này là một tuyến đường biển dài, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và khí hậu Á – Âu khác biệt.

Tuyến đường biển quốc tế này gồm các chặng đường như sau:

– Từ Việt Nam tàu sẽ xuất phát từ biển Đông và theo biển Đông tới Singapore. Các tàu trên tuyến đường thường ghé điểm tạm dừng Singapore để mua nhiên liệu và các giấy tờ cần thiết. Tàu theo tuyến đường này vào vùng quần đảo Malaysia và qua Ấn Độ Dương để đi tới Biển Đỏ. Tiếp đến, tàu tiếp tục tiến tới kênh đào Suez để tới Địa Trung Hải. Từ khu vực này, tàu có thể đi tới các nước như Pháp, Ý, Bulgaria…

– Ngoài ra, tàu còn có thể đi qua eo Istanbul để vào cảng Costanza, Vacna, Odessa hoặc đi tới eo Gibranta sang Đại Tây Dương để tới các nước Bắc Âu. Để tới các cảng của các nước như Phần Lan, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, tàu sẽ tiếp tục đi qua kênh Kiel vào vùng biển Baltic.

Với sự khác biệt khí hậu giữa hai vùng Á – Âu và quãng đường rất dài, việc di chuyển trên tuyến đường biển quốc tế này cần phải có những lưu ý để đảm bảo an toàn.

2. Tuyến đường biển Việt Nam – Châu Mỹ

Đây là một trong các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giao thương hàng hoá. 

Từ Việt Nam sang châu Mỹ có ba tuyến đường hàng hải quốc tế bao gồm: 

  • Tuyến đường đi qua kênh đào Suez: Bắt đầu từ Việt Nam, đi qua eo Singapore và eo Malacca. Sau đó qua eo Sri Lanka (Ấn Độ Dương), tiếp tục vào biển Hồng Hải, đi qua kênh đào Suez, vượt qua biển Địa Trung Hải, eo Gibraltar và cuối cùng đến châu Mỹ. Tuyến đường này có chi phí cao khi đi qua kênh đào Suez, nhưng nằm gần bờ nên khả năng xử lý sự cố nhanh chóng. Mùa hè từ tháng 6 đến 9 có thể gặp mưa, gió mạnh và bão.

Ưu điểm:
Tuyến này đi khá gần bờ nên việc ứng cứu sự cố khá thuận lợi. Đặc biệt nếu thời gian hàng hải từ tháng 11 đến tháng 03 thì sẽ lợi dụng được dòng chảy xuôi từ Đông sang Tây của đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Singapore, qua eo Malacca đến kênh Suez, sẽ làm tăng tốc độ tàu. Cũng cần chú ý rằng, dòng này có chiều ngược lại từ Tây sang Đông trong các tháng từ tháng 05 đến tháng 09. Dòng chảy Bắc bán cầu luôn có xu hướng chảy từ eo Gibraltar đến vùng Trung Mỹ, nên cũng có thể lợi dụng được dòng chảy này để tăng tốc độ tàu. Vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 03 do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thường là trời quang mây tạnh, ít mưa và độ ẩm thấp.

Nhược điểm:
Phương án này phải chạy qua các vùng có mật độ tàu thuyền cao như eo Singapore, Malacca, kênh Suez. Chi phí qua kênh Suez khá cao. Cự ly chạy tàu xa hơn phương án chạy qua kênh Panama. Tuyến này thường gặp gió mạnh lên đến cấp 07 ở khu vực vịnh Arab từ tháng 06 đến tháng 09 hàng năm với mật độ lên đến hơn 10 ngày mỗi tháng. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam tại Ấn Độ Dương nên từ tháng 06 đến tháng 09 trời thường nhiều mây và mưa nhiều tại khu vực Bắc Ấn Độ Dương. Khi vượt Đại Tây Dương tàu phải chạy ở vĩ độ cao và vùng biển này thường có bão lớn. Do vậy phải thận trọng khi hành hải vào mùa bão gió.

1.2. Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (Good Hope)

Từ Việt Nam, các tàu biển sẽ chuyển hướng đi thẳng xuống Indonesia, cắt ngang qua eo Jakarta, vượt Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (thuộc Nam Phi). Sau đó tiếp tục qua Đại Tây Dương đến Đông Mỹ (hoặc Trung Mỹ/vùng biển Ca-ri-bê) và ngược lại. Độ dài quãng đường nếu đến Cuba khoảng 12.850 Hải lý.

Ưu điểm:
Mật độ tàu thuyền trên tuyến khá thưa. Không phải đi qua kênh Suez nên giảm được chi phí. Lợi dụng được dòng chảy Nam Bán cầu để cải thiện tốc độ tàu. Hướng của dòng chảy luôn có xu hướng chảy từ Đông sang Tây.

Nhược điểm:
Cự ly chạy tàu dài nhất trong 03 tuyến. Tàu thường xuyên chạy rất xa bờ nên khi gặp sự cố việc hỗ trợ từ bờ tương đối khó khăn. Tàu chạy xuống đến mũi Hảo Vọng là vùng có vĩ độ rất cao và điều kiện thời tiết rất phức tạp. Khu vực mũi Hảo Vọng thường xuyên có sóng và gió to tại hầu hết thời gian trong năm. Đồng thời đây là khu vực thường xuyên xảy ra các cơn bão và lốc bất thường. Xa bờ nên việc ghé các cảng để nhận thêm nhiên liệu không có nhiều lựa chọn, nhất là những đoạn đường vượt qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

1.3. Tuyến đường đi qua kênh PANAMA

Từ Việt Nam chạy về phía Đông, qua Philippine, vượt Thái Bình Dương, tiếp đến qua kênh đào Panama (nơi mà tàu phải “leo” qua một quả đồi ở độ cao 26 mét trên mực nước biển) để đến các cảng dỡ hàng ở Cuba hay các nước Trung Mỹ. Nếu đi đến Cuba, độ dài quãng đường khoảng 10.850 hải lý.

Ưu điểm:
Tuyến đường này là ngắn nhất trong 03 tuyến. Điều kiện hành hải có phần đơn giản hơn, không cần sử dụng nhiều hải đồ chi tiết. Phí qua kênh Panama rẻ hơn nhiều so với phí qua kênh Suez. Tàu có thể chạy dọc theo xích đạo ở vĩ độ 05 độ Bắc là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết rất ổn định và rất tốt trong hầu hết những ngày trong năm.

Nhược điểm:
Phải trả phí qua kênh Panama. Không có các cảng để ghé khi sự cố hay cấp dầu dọc đường nên đòi hỏi phải chuẩn bị thật tốt về tình trạng máy móc và nhiên liệu dự trữ.

  1. Kết luận
    Trong thực tế cả 03 tuyến đường trên đều đã được các tàu trên thế giới và cả các tàu Việt Nam sử dụng, nhưng chỉ những tàu lớn có tải trọng từ 15.000 DWT trở lên thực hiện các chuyến đi dài như thế, vì các tàu này có lượng dự trữ nhiên liệu và nước ngọt đủ cho chuyến hành trình.

Cả ba tuyến đường nêu trên đều có thể sử dụng được để hàng hải.

Vấn đề quan tâm nhất là tình trạng hoạt động ổn định của các máy móc trên tàu. Qua thực tế khai thác các chuyến vừa qua có thể khẳng định các tàu cỡ 12.000 đóng trong nước hoàn toàn yên tâm về độ ổn định của các máy móc.

Dựa vào kinh nghiệm đã thực hiện các chuyến đi từ cá nhân và các đồng nghiệp trong thời gian qua, người ta khuyên rằng nên chọn phương án chạy tàu vượt Thái Bình Dương, qua kênh Panama để đến các nước Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê. Tuyến đi này cho hiệu quả kinh tế cao nhất và thời tiết cũng tốt, ổn định.

3. Tuyến đường biển Việt Nam – Hồng Kông – Hàn Quốc,Nhật Bản

Tuyến đường biển từ Việt Nam qua Hồng Kông và Nhật Bản là một trong các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc Tế quan trọng. Và cũng đóng vai trò rất lớn đối với khu vực châu Á. 

Thời tiết trên biển Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Có dòng hải lưu ổn định và thủy triều đều, không ảnh hưởng nhiều đến việc di chuyển của tàu. Tuy nhiên, khi đi lên phía Bắc sẽ chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa hè có xuất hiện mưa vào tháng 6 – 7 và bão vào tháng 11 – tháng 3 năm sau. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường có sương mù.

Vùng biển Nhật Bản cũng chịu tác động từ gió mùa Đông Bắc. Trong mùa hè, gió bão có thể xuất hiện vào tháng 8 – 9. Ngoài ra, biển Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi hai dòng hải lưu và chế độ nhật chiều, với biên độ dao động khoảng 2m.

Khi vận hành và lập kế hoạch cho việc di chuyển tàu, hàng hoá, các yếu tố về thời tiết được xem xét và tĩnh toán rất kỹ lưỡng để đảm bảo độ an toàn và hiệu suất của suốt hành trình. 

Các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc Tế có vai trò to lớn và hoạt động sôi nổi, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu mỗi năm tăng trưởng ổn định. Từ đó mang đến doanh thu cho doanh nghiệp, góp phần cho sự phát triển của đất nước. Mong rằng những chia sẻ của ALS, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vai trò cũng như các tuyến đường vận tải đường biển Việt Nam – Quốc Tế. 

4. Tìm hiểu các tuyến đường biển trên thế giới trọng yếu nổi bật nhất

  • Tuyến Châu Âu – Nam Mỹ
  • Tuyến Tây Âu – Mỹ – Canada
  • Tuyến Nhật – Mỹ – Canada
  • Tuyến Châu Âu – Mỹ – Nhật, Indonexia
  • Tuyến Châu Âu – Úc, Niudilan
  • Tuyến Tây Âu – Châu Phi
  • Tuyến Tây Âu, Bắc Âu – Mỹ
  • Tuyến Viễn Đông – Vùng Ấn Độ Dương,…

5. Các tuyến vận chuyển đường biển nội địa ở nước ta

– Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Nam là một tuyến vận chuyển đường biển nội địa lớn nhất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, đi qua các cảng biển lớn nhỏ của hai miền.

– Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Nam Trung là tuyến vận tải biển của các cảng từ Trung vào Nam.

– Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Trung là tuyến vận tải biển từ các cảng ở miền Trung đỗ dài ra Bắc.

– Một vài tuyến vận chuyển đường biển nội địa nhỏ khác như tuyến Tp. HCM- Cần Thơ,Tp. HCM – Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. HCM – Hà Nội… những tuyến nhỏ này được hình thành nhầm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Quy mô hệ thống cảng biển Việt Nam

Hiện nay, nước ta có 45 cảng biển. Trong đó, có 2 cảng biển loại I (cảng biển đặc biệt), 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển loại II, 14 cảng biển loại III.

Theo tin https://vneconomy.vn/ trong năm 2022 sẽ có 10 bến cảng mới được đưa vào hoạt động năng tổng số bến cảng là 296. Các bến cảng được bổ sung gồm:

  • Bến cảng Nosco – cảng biển Quảng Ninh
  • Bến cảng tổng hợp Long sơn – cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hóa
  • Bến cảng xăng dầu Hải Hà – Quảng Trị
  • Bến cảng dầu khí quốc tế Pacific Petro – Tiền Giang
  • Bến cảng Tân cảng Giao Long – Bến Tre
  • Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2 – Trà Vinh
  • Bến cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link và Tổng hợp Cái Mép – Vũng Tàu
  • Bến cảng VIMC Đình Vũ và bến cảng chuyên dùng FGG – Hải Phòng.

Nguồn: Internet, Tạp chí khoa học công nghệ hàng hải

Mong rằng với các thông tin mà Sunway Logistics vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ được những đặc điểm, cũng như vai trò quan trọng của đường biển quốc tế (đường hàng hải quốc tế) của Việt Nam hiện nay. 

Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của Sunway Logistics hàng tuần.

#SUNWAYLOGISTICS cung cấp đầy đủ dịch vụ Logistics trọn gói:

Cước quốc tế: Biển, bộ, hàng không, đường sắt

Dịch vụ thông quan Hải quan

Thủ tục chuyên ngành Xuất nhập khẩu

Vận chuyển nội địa

Xuất nhập khẩu ủy thác

Tư vấn, hỗ trợ phát triển thị trường Xuất khẩu

Dịch vụ hỗ trợ tìm nguồn hàng/Nhà cung cấp quốc tế cho công ty nhập khẩu

Rất trân quý cơ hội được hợp tác và làm việc cùng Quý khách

Ha Noi Head Office: Floor 2, ACCI Building, 210 Le Trong Tan Str., Thanh Xuan Dist., Ha Noi City

Hai Phong Branch: 375 Nguyen Van Linh Str., Le Chan Dist., Hai Phong

Ho Chi Minh Branch: No. 26, 33 Str., An Phu Ward, Thu Duc Dist., HCMC

Tel: 024.3783.2694

Mobile: 0974855333

E-mail: thanhlt@sunwaylogistics.vn

Website: sunwaylogistics.vn

#SunwayLogistics#Xuatnhapkhauuythac#Nhapkhau#Xuatkhau#Thutuchaiquan#vanchuyenquocte#vanchuyentutam #sunwaylogistics