Search for:
Một số chia sẻ về nhập hàng đồ điện, thiết bị điện, điện tử Trung Quốc

Bài viết này, chúng tôi tư vấn dưới góc độ bạn nhập khẩu chính ngạch (hàng có khai báo và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật )

Ở góc độ pháp lý thì tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam đều được phép nhập khẩu thiết bị điện từ các nước về kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm lâu dài thì nên thành lập công ty để nhập khẩu.

Vì sao như vậy?

Có rất nhiều lý do nên làm như vậy. Xét theo khía cạnh thủ tục hải quan thì công ty đứng tên trên hồ sơ nhập khẩu sẽ dễ làm việc hơn vì tất cả đều thực hiện điện tử.

Những năm vừa qua ngành thiết bị điện, điện tử đã đã có những bước phát triển nhanh và đạt được những thành tích khá ngoạn mục. Việc sử dụng các thiết bị điện phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất trở nên thiết yếu hơn. Nắm bắt được xu hướng cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng các công ty chuyên nhập khẩu và phân phối thiết bị điện ra đời.

Thực trạng về thiết bị điện, điện tử ở nước ta hiện nay: thị trường thiết bị điện, điện tử ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động, phong phú. Do đó, hàng loạt các nhà sản xuất, nhà cung cấp các thiết bị điện, điện tử ra đời. Nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh đối với các gia đình, xí nghiệp…Như bạn đã biết, hệ thống các thiết bị điện, điện tử được nối với nhau theo một mạch nhất định. Và nếu một thiết bị có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến mạch điện toàn hệ thống.

Chính vì vậy, khách hàng cần lựa chọn các thiết bị điện, điện tử đảm bảo về chất lượng, an toàn và không gặp trục trặc. Tuy nhiên, để tìm một nhà phân phối cung cấp được đầy đủ các thiết bị điện, điện tử uy tín, chất lượng. Đang là một bài toán khó với các nhà máy, xí nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Một trong những nguồn hàng được đông đảo dân buôn lựa chọn đó là hàng thiết bị điện, điện tử Trung Quốc. Hàng thiết bị điện, điện tử Trung Quốc thu hút động đảo dân kinh doanh Việt Nam bởi ưu điểm: giá thành rẻ, linh kiện đầy đủ, dễ nhập và mang lại lợi nhuận cao hơn so với các nguồn hàng khác.

Các sản phẩm đồ điện, thiết bị điện, điện tử Trung Quốc được sản xuất số lượng lớn, cung ứng liên tục. Hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại … Không chỉ có hàng nội địa Trung Quốc sản xuất, hàng thiết bị điện, điện tử Trung còn bao gồm cả sản phẩm của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới.

1. Các loại thiết bị điện, điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc phổ biến

Hàng thiết bị điện, đồ điện, điện tử tại Trung Quốc gồm những loại phổ biến nhập về như sau:.

  • Tủ bảng điện, thiết bị điện, trạm biến áp, …
  • Các loại máy móc điện tử như máy phát điện, máy khoan, máy hàn.
  • Các loại thiết bị gia dụng, thiết bị điện tử gia dụng như nồi cơm, ấm siêu tốc, máy sấy, lò vi sóng, quạt điện, quạt hơi nước, máy xay sinh tố, …
  • Ngoài ra có thể là những hàng máy móc đồ điện tử – điện lạnh phục vụ trong đời sống. Như điều hòa, máy lạnh, quạt điều hòa, máy đóng đá, tủ lạnh, tủ đông…

2. Thủ tục nhập khẩu thiết bị điện, điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam

Mặt hàng nếu không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép thì doanh nghiệp được tiến hành thủ tục nhập khẩu bình thường.

Hồ sơ khai báo hải quan bao gồm:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Hợp đồng thương mại (Commercial Contract)

– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)

– Vận đơn đường biển (Bill of lading)

– Tờ khai hải quan hàng nhập

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nếu có

3. Nhập nguồn hàng thiết bị điện, điện tử Trung Quốc giá gốc ở đâu?

Đi tìm nguồn hàng đồ điện gia dụng Trung Quốc giá sỉ

Để nhập hàng điện tử Trung về kinh doanh, bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau:

3.1. Nhập nhập nguồn hàng thiết bị điện, điện tử Trung Quốc tại chợ đầu mối Việt Nam

Khám Phá Top 10 Chợ Đầu Mối Sài Gòn Chợ Sỉ Tất Cả Các Ngành Hàng

Ngay tại các chợ đầu mối Việt Nam bạn cũng có thể nhập được hàng thiết bị điện, điện tử Trung về kinh doanh. Bạn có thể tham khảo hàng tại chợ Ninh Hiệp, Đồng Xuân, chợ Móng Cái, chợ Tân Thanh,… Hầu hết các mặt hàng thiết bị, điện tử ở chợ đầu mối Việt đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

  • Ưu điểm: Tối ưu chi phí đi lại, dễ dàng trao đổi thỏa thuận với người bán, mua hàng nhanh chóng, dễ dàng.
  • Nhược điểm: Giá nhập cao hơn vì có chênh lệch trung gian kinh doanh. Ngoài ra, nếu không có kinh nghiệm rất dễ nhập phải hàng kém chất lượng.

3.2. Nhập hàng thiết bị điện, điện tử tại chợ đầu mối Trung Quốc

Cách nhập nguồn hàng điện tử Trung Quốc giá gốc

Để nắm nguồn nhập và nhập số lượng lớn tận gốc, nhiều dân buôn lựa chọn sang tận nơi chợ điện tử Trung Quốc để đánh hàng. Một số khu chợ bán buôn hàng điện tử Trung Quốc thu hút đông đảo người Việt sang lấy hàng phải kể đến như: Chợ Thâm Quyến, Chợ Thiên Hồ, chợ Da Sha Tou, Photography electronics city,…

  • Ưu điểm: Mua được hàng điện tử Trung tận gốc, không qua trung gian; chủ động trong lựa chọn nguồn hàng; kiểm tra hàng trực tiếp; đàm phán giá cả và chính sách nhập hàng trực tiếp với nhà cung cấp.
  • Nhược điểm: Tốn thời gian và chi phí đi lại, cần số vốn lớn, biết tiếng Trung để trao đổi mua hàng và có kinh nghiệm đi đánh hàng để tránh rủi ro.

3.3. Nhập qua các sàn thương mại điện tử Trung Quốc

Sàn thương mại điện tử - Xu hướng kinh doanh mới thời kỳ 4.0 | VTV.VN

Đây là hình thức nhập hàng phổ biến hiện nay được các dân buôn đã có kinh nghiệm nhập hàng từ Trung Quốc lựa chọn. Các sàn được dân buôn ưu tiên nhập hàng thiết bị điện, điện tử phải kể đến như trang bán lẻ Taobao, trang bán lẻ chính hãng Tmall và trang bán buôn 1688.

  • Ưu điểm: Mẫu mã hàng hóa đa dạng, chỉ cần ngồi nhà tham khảo và lựa chọn, giá nhập rẻ.
  • Nhược điểm: Cần tiếng Trung để xem thông tin sản phẩm, có thẻ thanh toán quốc tế hoặc Alipay, có địa chỉ nhận hàng tại Trung Quốc và vận chuyển hàng về Việt Nam.

3.4. Nhập nguồn hàng thiết bị điện, điện tử Trung Quốc giá gốc qua trung gian

Với những người chưa có kinh nghiệm hoặc cảm thấy khó khăn trong việc nhập hàng thiết bị điện, điện tử Trung Quốc về  kinh doanh thì sử dụng dịch vụ trung gian là một giải pháp tối ưu.

  • Ưu điểm: Tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, chính sách và quyền lợi khách hàng rõ ràng, không cần biết tiếng Trung, không cần đi lại hay lo sợ không biết tiếng Trung,, hàng về tận tay.
  • Nhược điểm: Mất một khoản chi phí nhất định cho dịch vụ trung gian, cần tìm được đơn vị uy tín.

Một trong số những đơn vị nhập hàng Trung Quốc uy tín bạn có thể tham khảo:  SUNWAY LOGISTICS

4. Một số lưu ý khi nhập hàng điện tử Trung Quốc về kinh doanh

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam: Thực tiễn và giải pháp

Mỗi mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam đều được quy định rõ ràng, bao gồm cả các mặt hàng thiết bị điện, điện tử. Hàng thiết bị điện, điện tử Trung Quốc khi về Việt Nam sẽ bị đánh thuế. Các đơn vị nhập khẩu sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi thuế theo các thông tư 161 – 162 – 163/2011/TT – BTC ban hành vào ngày 17/11/2011.

Theo đó:

  • Mặt hàng đồ điện, thiết bị điện, điện tử bao gồm: máy hút bụi, quạt bàn, quạt trần, quạt tường, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng, bình đun nước siêu tốc,… sẽ được giảm thuế 5%.
  • Đồ điện tiêu dùng, các loại máy hút bụi, đánh bóng sàn được giảm 10%.
  • Các thiết bị camera, webcame được giảm 5%.
  • Sản phẩm công nghệ thông tin không đánh thuế.

Khi có dự định nhập hàng điện tử Trung Quốc về kinh doanh, bạn cần lưu ý cập nhật các quy định về nhập khẩu tại thời điểm đó để thực hiện đúng quy định, tránh rủi ro bị giữ hàng gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn nhập hàng qua các đơn vị vận chuyển như là Sunway Logistics, thì hãy đảm bảo đơn vị vận chuyển hỗ trợ tận tình trong việc hoàn thiện thủ tục giấy tờ hải quan, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa an toàn cho hàng hóa.

Trên đây là một số chia sẻ về cách nhập nguồn hàng thiết bị điện, điện tử Trung Quốc giá gốc, các mặt hàng tiêu biểu và lưu ý khi nhập hàng đồ điện, thiết bị điện, điện tử Trung Quốc.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho kế hoạch nhập hàng kinh doanh của bạn trong thời gian tới.

________________________________________

✍️SUNWAY LOGISTICS

📲 Zalo hỗ trợ: zalo.me/g/emrbbn922

📩 Email:

sales03.hn@sunwaylogistics.vn Đọc tiếp

BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2022 MỚI NHẤT

Biểu thuế xuất nhập khẩu là bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế. Thuế suất được quy định trong biểu thuế dưới 2 hình thức: thuế suất tỉ lệ và thuế suất cố định.

Nội dung biểu thuế xuất nhập khẩu 2022

>> Tải xuống: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022

Biểu thuế tổng hợp bao gồm các nội dung sau:

  1. Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam
  2. Các biểu thuế liên quan đến hàng hóa XK, NK: Tổng cộng 25 biểu thuế (gồm: Biểu thuế XK, Biểu thuế NK thông thường, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế GTGT, Biểu thuế TTĐB, Biểu thuế BVMT & 16 Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt, 03 biểu thuế XK ưu đãi của VN tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương).
  3. Các quy tắc mặt hàng cụ thể kèm theo các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
  4. Các chính sách quản lý mặt hàng theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành: Tổng cộng 82 loại chính sách quản lý đối với hàng hóa XK, NK.

Mục đích xây dựng File Biểu thuế xuất nhập khẩu

File Biểu thuế XNK song ngữ tích hợp các biểu thuế và chính sách mặt hàng theo mã HS là một sản phẩm công nghệ thông tin do CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai – Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thực hiện, liên tục cập nhật, chia sẻ rộng rãi, miễn phí cho cộng đồng.

Mục đích xây dựng File Biểu thuế là tạo ra một công cụ trực quan, hỗ trợ tốt cho CBCC Hải quan và Doanh nghiệp trong tra cứu mã hàng, thuế suất, chính sách quản lý hàng hóa. Trong đó:

  1. Đối với CBCC Hải quan, việc đơn giản hóa quá trình tra cứu danh mục, biểu thuế, chính sách sẽ giúp giảm thiểu thời gian kiểm tra hồ sơ, đồng hành, hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục, hạn chế các sai sót; đồng thời thông qua File Biểu thuế có thể xây dựng các công cụ báo cáo, thống kê, kiểm tra, phúc tập… nâng cao hiệu suất công việc.
  2. Đối với Doanh nghiệp, việc sử dụng file Biểu thuế sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận chính sách; lựa chọn thị trường, mặt hàng kinh doanh; khai báo và làm thủ tục; giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao tính tuân thủ.

Bên cạnh 2 đối tượng sử dụng nêu trên thì File Biểu thuế XNK còn là công cụ hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực ngoại thương, XNK, Logistics…

Hướng dẫn sử dụng Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022

Cấu trúc file biểu thuế xuất nhập khẩu 2022:

  • Từ cột B đến cột E là dữ liệu danh mục hàng hóa XNK VN & Chương 98 theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP. Cột A là cấp độ phân nhóm
  • Từ cột 1 đến cột 22 là 22 sắc thuế, đối với các sắc thuế không sử dụng đến có thể ẩn đi để tăng diện tích hiển thị
  • Cột F: Ghi chú bổ sung; Cột G là các chính sách mặt hàng theo mã HS
  • Các nhóm, phân nhóm được phân biệt bằng màu sắc khác nhau tùy theo cấp độ
  • Nội dung ẩn trong file biểu thuế: Bên cạnh các cột sắc thuế có 2 cột ẩn là số văn bản và ngày hiệu lực. Trường hợp muốn tra cứu căn cứ thì doanh nghiệp bỏ chế độ ẩn để xem nội dung
  • Xem các nội dung hiển thị không đầy đủ: Về chính sách hàng hóa tại cột G, cũng như dữ liệu ở các ô khác, do diện tích hiển thị hạn chế, nên trường hợp nội dung hiện thì không đầy đủ, các bạn xem chi tiết ở thanh công thức
  • Thiết lập giao diện hiển thị: Các bạn có thể ẩn bớt các cột tên hàng tiếng anh, biểu thuế ưu đãi đặc biệt không sử dụng/ít sử dụng để tăng diện tích hiển thị; Nháy đúp chuột vào tỷ lệ % ở góc dưới bên phải màn hình excel để điều chỉnh cho phù hợp với màn hình.

Giải thích các ký hiệu trong file biểu thuế:

Nội dung cập nhật Viết tắt Mẫu C/O
Biểu thuế nhập khẩu thông thường NKTT
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi NKUD
Biểu thuế giá trị gia tăng VAT
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Việt Nam Asean – Trung Quốc ACFTA E
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Asean ATIGA D
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Asean – Nhật Bản AJCEP AJ
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản VJEPA JV
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Asean – Hàn Quốc AKFTA AK
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Asean – Úc – New di lân AANZFTA AANZ
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Asean – Ấn độ AIFTA AI
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA VK
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Chi Lê VCFTA VC
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu và các nước thành viên VNEAEUFTA EAV
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Asean – Hồng Kông AHKFTA AHK
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Cu Ba VNCBFTA VNCU
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt EVFTA EUR.1
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt UKVFTA EUR.1
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Lào VN-LAO
Thuế tiêu thụ đặc biệt TTDB
Biểu thuế xuất khẩu XK
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định CPTPP CPTPP CPTPP
Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi để thực hiện hiệp định CPTPP CPTPP-XK
Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi EVFTA EUR.1
Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt UKVFTA EUR.1
Thuế bảo vệ môi trường BVMT

Các kí hiệu trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2022:

Tên sắc thuế

Ký hiệu Giải thích từ ngữ
NKƯĐ 40/NHN: 80 HH áp dụng hạn ngạch thuế quan, trong hạn ngạch thuế suất là 40%, ngoài hạn ngạch thuế suất là 80%
VAT 5 Thuế suất thuế GTGT là 5%
VAT 10 Thuế suất thuế GTGT là 10%
VAT * Mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
VAT *, 5 Mặt hàng là đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập khẩu và áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 5% ở khâu kinh doanh thương mại (Khâu NK không chịu thuế GTGT)
VAT *, 10 Mặt hàng là vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác (nhóm 71.08) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu nhưng phải chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại với mức thuế suất thuế GTGT là 10%.
VAT *, ? Mặt hàng không chịu thuế GTGT
UĐĐB 15 Thuế suất là 15%
UĐĐB 0 (-PH, MY) Thuế suất là 0% trừ các nước trong ngoặc không được áp dụng thuế suất ƯĐĐB
(Trong VD:  hàng hóa từ Philipin và Malaysia không được hưởng thuế suất thuế NK ƯĐĐB 0%)
UĐĐB * Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất ƯĐĐB tại thời điểm tương ứng
UĐĐB 0/5 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được chi tiết theo mã 10 số (khi thuế suất có ký tự gạch chéo), trong khi danh mục hàng hóa XNK chỉ chi tiết đến mã 8 số. Để áp đúng thuế suất cần mở Biểu thuế ưu đãi đặc biệt tương ứng để tra cứu

UĐĐB

0 (GIC) Hàng hóa sản xuất tại Khu công nghiệp Khai Thành thuộc lãnh thổ Bắc Triều Tiên áp dụng thuế suất AKFTA/VKFTA
VN-EAEU Q Hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan từ Liên minh Kinh tế Á – Âu và các nước thành viên với thuế suất trong hạn ngạch được chi tiết tại Danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2018 – 2022; lượng hạn ngạch để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA do Bộ Công Thương công bố và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu.
CPTPP M: 10,3; #: 0 M là viết tắt của Mehico, # là viết tắt của các nước còn lại tham gia hiệp định CPTPP.
Ở đây, thuế NK từ Mehico là 10,3%, thuế NK từ các nước khác tham gia Hiệp định là 0% (Tương tự với biểu thuế XK ưu đãi CPTPP)
CPTPP TRQ1 Các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan theo lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương
CPTPP TRQ2 Các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan theo lượng hạn ngạch thuế quan thực hiện Hiệp định CPTPP theo quy định của Bộ Công Thương
XK 0/2 Hàng hóa XK được chi tiết đến mã 10 số, phải tra Biểu thuế XK để xem thuế suất tương ứng

Các loại thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu:

  1. Thuế nhập khẩu: Gồm Thuế NK thông thường (hoặc) Thuế NK ưu đãi * (hoặc) Thuế NK ưu đãi đặc biệt (và) Thuế NK bổ sung (nếu có, gồm: Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp, Thuế tự vệ)
  2. Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp dụng đối với một số mặt hàng như thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô, xe mô tô, tàu bay, du thuyền, xăng các loại, điều hòa nhiệt độ, bài lá, vàng mã, hàng mã
  3. Thuế bảo vệ môi trường: Áp dụng đối với một số mặt hàng như xăng, dầu, mỡ nhờn, than đá, dung dịch HCFC, túi nilon, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho
  4. Thuế giá trị gia tăng: Áp dụng đối với hàng hóa chịu thuế GTGT ở khâu Nhập khẩu

Riêng đối với xe ô tô chở người từ 15 chỗ trở xuống đã qua sử dụng: áp dụng mức thuế tuyệt đối/mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP (Xem sheet QSD)

Thuế xuất khẩu: Hàng hóa xuất khẩu chỉ chịu thuế xuất khẩu nếu có, không phải chịu các khoản thuế khác (VAT, TTĐB…)

Cách tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Hàng nhập khẩu:

– Thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế NK x Thuế suất thuế NK

– Thuế nhập khẩu bổ sung = Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế NK bổ sung

Hoặc = Số lượng hàng hóa x Tiền thuế phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa

– Thuế Tiêu thụ đặc biệt = (Trị giá tính thuế nhập khẩu + Tiền thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế TTĐB

– Thuế bảo vệ môi trường = Số lượng hàng hóa x Tiền thuế BVMT phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa

– Thuế Giá trị gia tăng = (Trị giá tính thuế NK + Thuế NK + Thuế NK bổ sung + Thuế Tiêu thụ đặc biệt + Thuế BVMT) x Thuế suất thuế GTGT

Hàng xuất khẩu:

– Tiền thuế đối với hàng XK = trị giá tính thuế XK x thuế suất thuế XK (nếu có)

> Xem chi tiết tại đây: 

Hướng dẫn sử dụng file biểu thuế 2022 Đọc tiếp

HS CODE – KHÁI NIỆM VÀ CÁC CÁCH TRA CỨU HIỆU QUẢ NHẤT [2022]

Định nghĩa

Mã HS là mã số dùng để phân loại hàng hóa nhập khẩu trên toàn Thế Giới theo hệ thống phân loại hàng hóa do tổ chức Hải quan Thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).

Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Mục tiêu của việc phân chia danh mục mã HS

Mục tiêu của Danh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống; thống nhất mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia, thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước; hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước.

Cấu trúc của mã HS

Thử tưởng tượng cùng một mặt hàng, với mỗi một thứ tiếng lại có một tên gọi khác nhau. Vậy thì làm sao để có thể đồng bộ hóa một cách mô tả hàng hóa nào đó để có thể thống nhất giữa các nước?

Người ta thấy rằng, giữa các thứ tiếng có điểm chung duy nhất là hệ các chữ số, vậy nên người ta xây dựng bảng mã HS dựa trên 10 chữ số từ 0 đến 9.

Ví dụ Cá sống – Fish,live sẽ có mã HS là 0301 và các chữ số đằng sau sẽ quyết định tính chất của chúng như 030111 là cá nước ngọt.

Thường mã HS sẽ có từ 8 đến 10 chữ số, các nước xây dựng bảng mã HS của mình trên bảng mã HS quốc tế, và mã HS của 1 mặt hàng ở các nước phải giống nhau 6 chữ số đầu. Các chữ số sau có thể khác nhau tùy nước.

Mã HS code cấu trúc gồm có:

– Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 hoặc 22 Phần, mỗi phần đều có chú giải phần

– – Chương: Gồm có 97 chương. Trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa

– – – Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung

– – – – Phân nhóm: được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm có 2 ký tự.

– – – – – Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định

Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa HS hiện đang phân loại trên 98% hàng hóa trong thương mại quốc tế và phiên bản mới nhất có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Trước đó, hệ thống này đã trải qua 4 lần sửa đổi vào các năm: 1992, 1996, 2002, 2006.

Hiện tại có hơn 200 qụốc gia, vùng lãnh thổ cũng nhự các tổ chức quốc tế như Phòng Thống kê Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới sử dụng Danh mục HS.

Cách tra mã HS

Có các cách tra mã HS phổ biến sau:

  • Dựa vào chứng từ cũ đã làm trước đó
  • Sử dụng biểu thuế:

________________________________________

✍️SUNWAY LOGISTICS

📲 Zalo hỗ trợ: zalo.me/g/emrbbn922

📩 Email: 

thanhlt@sunwaylogistics.vn Đọc tiếp

13+ PHỤ PHÍ HÃNG TÀU THU CHO 1 LÔ HÀNG

1. Phí THC (Terminal Handling Charge)

Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.

2. Phí Handling (Handling fee)

Thực ra phí này là do các Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee. Hiểu rõ được loại phí này thì dễ nhưng để nói cho người khác hiểu thì khó. Đại khái Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…

3. Phí D/O (Delivery Order fee)

Phí lệnh giao hàng cùng là một trong các phụ phí của hãng tàu mà bạn sẽ rất hay gặp. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.

4. Phí AMS (Advanced Manifest System fee)

Khoảng 25 USD/Bill of lading. Các loại phí của hãng tàu này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…

5. Phí ANB

Tương tự như phí AMS (Áp dụng cho châu Á).

Có thể bạn quan tâm: “Quy trình nhập khẩu (Dưới góc độ DN Nhập khẩu)“.
6. =&5=& (Bill of Lading fee), =&6=& (Airway Bill fee), p=&7=&

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA C/O LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – viết tắt là giấy CO) là một chứng từ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là đối với người nhập khẩu vì giấy CO có thể giúp họ được hưởng những ưu đãi về thuế quan.

Giấy CO là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì?

Theo nghị định số 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, tại Điều 3 có đưa ra định nghĩa về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

“Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó”.

Cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Về hình thức: giấy CO có thể phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương (dạng điện tử). Ví dụ như hiện nay, CO form D, AI có dạng điện tử, còn lại các form khác là bản giấy.
  • Cơ quan cấp CO: phải là cơ quan có thẩm quyền cấp phát, CO do nhà sản xuất cấp phát ra là dạng không chính thống và không hưởng được các chế độ ưu đãi của các nước nhập khẩu hàng hóa đó.
  • Nội dung: phải dựa trên các quy định về xuất xứ hàng hóa.

=&1=&

INCOTERMS 2020 VÀ CÁCH GHI NHỚ SIÊU ĐƠN GIẢN

Incoterms là gì?

Incoterms (là chữ viết tắt của International Commerce Terms) là một bộ các điều kiện thương mại thể hiện tập quán giao dịch giữa các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong các hợp đồng mua bán hàng hóa.

Incoterms, điều kiện chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại nội địa và quốc tế tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Việc dẫn chiếu Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ (về Nghĩa vụ, rủi ro và chi phí) các bên.

Incoterms 2020 được công bố vào tháng 9 năm 2020 và chính thức có hiệu lực vào 1/1/2020. Bản Incoterms này được đánh giá là có nhiều sự thay đổi khá đáng kể, ngoài ra đi sâu và chi tiết hơn vào nghĩa vụ của các bên.

Ở bản 2020 vẫn giữ nguyên 11 điều kiện như bản 2010 ( khác với bản dự thảo trước kia đưa ra dự kiến sẽ bỏ bớt một số điều kiện) nhưng thay điều kiện DAT bằng DPU.

Incoterms nhóm E (Ex Works)

Nội dung

Về cơ bản, EXW trong Incoterms 2020 và 2010 không có sự khác biệt nào.

  • Chuyển giao rủi ro: Điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa và chi phí tại cơ sở của người bán (nơi xếp hàng).
  • Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
Người bán Người mua
  • Chuẩn bị hàng theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận, giao hàng cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm quy định.
  • Giúp người mua làm thủ tục xuất khẩu khi có yêu cầu với chi phí của người mua (Nếu điều đó quy định trong hợp đồng).
  • Giao cho người mua các chứng từ có liên quan đến hàng hóa.
  •  Không phải chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định nếu không có quy định khác đi trong hợp đồng mua bán
  • Trả tiền hàng theo hợp đồng đã thỏa thuận.
  •  Chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán (chi phí kiểm tra hàng hóa, chi phí về giấy tờ, thủ tục để nhận hàng và thông quan xuất khẩu, chi phí mua bảo hiểm, chi phí mà người bán đã bỏ ra để hỗ trợ cho mình…).
  •  Làm thủ tục và chịu các chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu, quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

Chú ý:

  • Việc xếp hàng lên phương tiện vận chuyển (từ xưởng người bán ra cảng) không thuộc trách nhiệm của người bán. Nếu người bán làm thay việc này thì chi phí và rủi ro sẽ vẫn do người mua chịu.
  • Người bán sẽ hỗ trợ người mua trong việc làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa(nếu được yêu cầu). Vậy nên người mua không nên dùng điều khoản này khi họ không thể trực tiếp hay gián tiếp làm thủ tục thông quan cho hàng hóa tại nước xuất khẩu. 

Cách ghi nhớ Incoterms EXW

Giờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu… nghĩa là rất lười và không có chút trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E .Vậy khi nào mình muốn bán hàng và chẳng muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E.

Incoterms nhóm F

FCA (Free Carrier)

Nội dung

FCA Incoterms 2020 là quy tắc có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải. Có nhiều báo cáo chỉ rằng FCA (Free Carrier) là quy tắc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với khoảng 40% các hợp đồng dẫn chứng quy tắc này. (Số liệu từ Shiphub.co).

  • Chuyển giao rủi ro/ hàng hóa:
    • Nếu hàng được giao tại nơi nằm dưới quyền kiểm soát của người bán như là nhà kho hay xưởng thì người bán có nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải đến lấy hàng.
    • Nếu hàng được giao ngoài ơi nằm dưới quyền kiểm soát của người bán như là cảng biển hay cảng hàng không, thì người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đó, người mua sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bốc hàng từ xe của người bán và mọi rủi ro và chi phí từ đó về sau.

    =&2=&

    Người bán Người mua
    • Người bán phải giao hàng hóa cùng hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong hợp đồng.
    • Hỗ trợ người mua lấy chứng từ vận tải nếu người mua yêu cầu, chi phí do người mua chịu.
    • Lo liệu việc bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định nếu địa điểm nhận hàng ở trong kho của người bán. Nếu địa điểm nhận hàng ở ngoài kho của người bán, người bán phải sắp xếp để vận chuyển hàng hóa đến điểm giao hàng.
    • Làm thủ tục xuất khẩu cho hàng và chịu mọi rủi ro, chi phí liên quan đến nghiệp vụ này.
    • Nếu người mua nhờ, người bán có thể thuê phương tiện vận tải theo các điều kiện thông thường, mọi chi phí do người mua chi trả.
    • Người mua phải nhận hàng từ người bán theo thời gian quy định, vận chuyển và thông quan nhập khẩu hàng hóa.
    • Người mua phải chịu mọi rủi ro về việc mất mát hoăc hư hỏng từ khi người chuyên chở của mình nhận hàng.
    • Trả các chi phí và chịu rủi ro nếu nhờ người bán hàng thuê phương tiện chuyên chở.
    • Thông quan nhập khẩu hàng hóa.

    Cách ghi nhớ Incoterms FCA

    Chỉ bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm. Lấy ví dụ , tôi bán 2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của tôi ở Kỳ Anh. Nếu tôi giao hàng ở cơ sở Kỳ Anh, thì tôi phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến.Lấy trường hợp, vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển ở Tân Cảng chẳng hạn, lúc này việc vận chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến, người mua phải tự lo lấy. Nghe có vẻ không công bằng, thực ra thì người bán đã phải vận chuyển hàng đến tận kho trung chuyển rồi còn gì. Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt.

    Làm thế nào nhớ được tính chất cơ bản của nhóm FCA? – Nhớ đến FCA hãy nhớ từ C-Carrier ,Free Carrier –Miễn trách nhiệm vận chuyển, chính là ý nghĩa đã phân tích ở trên.

    FAS (Free alongside)

    Nội dung

    Với FAS Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến dọc mạn tàu chuyên chở mà người mua chỉ định. Điều này có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro và chi phí xảy ra đối với hàng hóa tới khi hàng được vận chuyển tới song song mạn tàu được chỉ định. Đây là điều kiện mà chỉ sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa. Nếu không thể vận chuyển như trên mà chỉ có thể chuyển tới 1 bãi container thì 2 bên nên cân nhắc sử dụng quy tắc FC.

    • Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa : Người bán phải đặt hàng dọc mạn tàu hoặc mua hàng đã đặt sẵn ở dọc mạn tàu chuyên chở. Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng xuống đặt dọc mạn tàu thì rủi ro và chi phí được chuyển giao sang cho người mua.
    • Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
    Người bán Người mua
    • Giao hàng dọc mạn tàu chuyên chở được chỉ định kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong hợp đồng.
    • Thông báo trước cho người bán về thời gian có thể giao hàng.
    • Nếu người mua yêu cầu, lấy giúp người mua các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc nhập khẩu, do người mua chịu chi phí.
    • Đóng gói và kẻ ký mã hiệu.
    • Thông quan xuất khẩu.
    • Người bán không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người mua yêu cầu các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm thì người bán cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được các  thông thi này cho người mua
    • Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
    • Thuê phương tiện vận tải chuyên chở quốc tế, thông báo với người bán thông tin về con tàu và thời gian nhận hàng.
    • Nếu người bán yêu cầu, lấy giúp người bán các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc xuất khẩu, do người bán chịu chi phí.
    • Thông quan nhập khẩu.

    Cách ghi nhớ Incoterms FAS

    Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu.Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Alongside – Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu.

    FOB (Free on Board)

    Nội dung

    Với FOB Incoterms 2020, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua khi hàng hóa đã nằm an toàn trên tàu, dưới sự định đoạt của người mua tại cảng đã thỏa thuận trong hợp đồng.

    • Điểm  chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Rủi ro về việc hỏng hay mất mát hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã nằm trên tàu, và từ đây người mua cũng sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến hàng hóa.
    • Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
    Người bán Người mua
    • Vận chuyển hàng hóa lên trên tàu tại cảng đi do 2 bên đã quy định trong hợp đồng và chịu mọi rủi ro liên quan.
    • Xin giấy phép và làm các thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
    • Chịu mọi rủi ro liên quan đến mất mát hay hư hỏng hàng hóa trước khi hàng được đặt an toàn lên trên tàu.
    • Thông báo cho người mua về việc hàng hóa đã lên tàu.
    • Giao các chứng từ được quy định trong hợp đồng cho người mua
    • Chịu trách nhiệm cho bất kì hư hỏng hay mất mát nào sau khi hàng hóa được đưa an toàn lên trên tàu.
    • Chịu mọi chi phí để thuê phương tiện vận tải và làm thủ tục nhập khẩu.
    • Thông báo cho người bán về địa điểm, con tàu nhận hàng và thời gian sẵn sàng nhận hàng.

    Cách ghi nhớ Incoterms FOB

    Ở điều kiện FAS trách nhiệm ta là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc hàng này? Trả lời câu hỏi trên chính là điều kiện FOB.Vậy nhớ đến FOB, hãy nhớ đến trách nhiệm của chúng ta là phải giao hàng lên đến tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Như vậy trong điều kiện nhóm F, hãy nhớ 2 điểm quan trọng:

    • Trách nhiệm chuyên chở tăng dần: FCA———>>>FAS———>>> FOB
    • Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.Vậy là từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm gì thì làm.

    Incoterms nhóm C

    CFR (Cost and Freight)

    Nội dung

    Với CFR Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến đặt hàng lên trên tàu chuyên chở do người mua chỉ định tại cảng đi do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc mua lại hàng hóa đã đặt sẵn trên phương tiện vận tải nói trên.

    • Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi mà hàng hóa đã an toàn trên tàu.Tuy nhiên người bán sẽ phải chịu chi phí để đưa được hàng đến cảng đích, tức là sẽ phải thuê tàu chuyên chở hàng.
    • Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
    Người bán Người mua
    • Giao hàng an toàn lên trên phương tiện vận tải.
    • Thuê tàu vận chuyển hàng hóa.
    • Kiểm soát chất lượng, số lượng, trọng lượng của hàng hóa trước khi giao lên tàu.
    • Đóng gói đúng cách để bảo đảm an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
    • Gửi các chứng từ vận tải gốc cũng như là các bản điện tử đến cảng đích cho người mua.
    • Chịu mọi chi phí và rủi ro để cung cấp thông tin cho người mua mua bảo hiểm hàng hóa
    • Nhận hàng hóa theo như thời gian và địa điểm 2 bên quy định.
    • Chịu mọi rủi ro với hàng hóa khi tàu đã cập cảng đích.
    • Làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa
    • Thông báo cho người bán chính xác về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích và thời gian nhận hàng.

    Cách ghi nhớ Incoterms CFR

    Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận.

    Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)

    CIF (Cost – Insurance and Freight)

    Nội dung

    Với CIF Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến đặt hàng lên trên tàu chuyên chở do người mua chỉ định tại cảng đi do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc mua lại hàng hóa đã đặt sẵn trên phương tiện vận tải nói trên. Ngoài ra ở CIF Incoterms 2020 thì người bán sẽ có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.

    • Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi mà hàng hóa đã an toàn trên tàu. Tuy nhiên người bán sẽ phải chịu chi phí để đưa được hàng đến cảng đích, tức là sẽ phải thuê tàu chuyên chở hàng.
    • Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
    Người bán Người mua
    • Giao hàng an toàn lên trên phương tiện vận tải.
    • Thuê tàu vận chuyển hàng hóa.
    • Kiểm soát chất lượng, số lượng, trọng lượng của hàng hóa trước khi giao lên tàu.
    • Đóng gói đúng cách để bảo đảm an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
    • Gửi các chứng từ vận tải gốc cũng như là các bản điện tử đến cảng đích cho người mua.
    • Mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức thấp nhất.
    • Nhận hàng hóa theo như thời gian và địa điểm 2 bên quy định.
    • Chịu mọi rủi ro với hàng hóa khi tàu đã cập cảng đích.
    • Làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.
    • Thông báo cho người bán chính xác về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích và thời gian nhận hàng.

    =&9=&=&24=&

    Quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm. Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịch.Bí quyết để nhớ nhóm CIF vối các nhóm khác là từ I-Insurance-Bảo hiểm.

    Giá CIF = Giá FOB + F (cước vận chuyển) + (CIF x R) = (FOB+F)/(1-R)

    Có những doanh nghiệp mua hàng, mặc dù ta đã chuyển hàng đến cảng nhưng họ chưa thỏa mãn, muốn ta chuyển công ty hay địa điểm họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh thêm điều kiện CPT, CIP.

    CPT (Carriage paid to)

    Nội dung

    Với CPT Incoterms 2020, người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng giao cho người chuyên chở. Đây là quy tắc có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức. Bên bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích, rủi ro sẽ được chuyển giao khi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên

    • Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa:
      • Nếu sau khi chuyển hàng cho bên vận tải đầu tiên, bất kì điều gì làm nảy sinh rủi ro và chi phí với hàng hóa mà không nằm trong hợp đồng vận tải người bán ký kết để đưa hàng tới cảng đích sẽ do người mua chịu.
      • Với CPT Incoterms 2020, có 2 điểm đáng lưu ý là nơi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên (nơi chuyển giao rủi ro hàng hóa), và nơi mà 2 bên đàm phán là địa điểm đích đến của hàng ( điểm mà người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng tới đó).

      =&26=&

      Người bán Người mua
      • Chi phí làm thủ tục xuất khẩu
      • Các chi phí liên quan đến việc đưa hàng tới và giao cho bên vận tải đầu tiên
      • Các chi phí đưa hàng đến cảng đích theo hợp đồng vận tải đã kí kết
      • Chi phí chuyển các chứng từ cho người mua
      • Chi phí vận tải qua các nước quá cảnh theo hợp đồng vận tải
      • Các chi phí liên quan đến hàng hóa( ngoại trừ các chi phí làm thủ tục xuất khẩu do bên bán chịu và các chi phí đã có trong hợp đồng vận tải) sau khi bên vận tải đầu tiên nhận hàng.
      • Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận chuyển về kho
      • Chi phí Local charges tại cảng đích trừ những chi phí mà người bán đã trả cho bên vận tải
      • Chi phí phát sinh do người mua không kịp hay không thông báo chính xác cho người bán về thời điểm và địa điểm nhận hàng.
      • Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ khi các thủ tục này là của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu

      Cách ghi nhớ Incoterms CPT

      CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)

      Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định.

      CIP (Carriage and insurance paid to)

      Nội dung

      Với CIP Incoterms 2020, người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng giao cho người chuyên chở, trả tiền vận chuyển hàng tới cảng đích và mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A là điều kiện bảo hiểm cao nhất. Đây là quy tắc có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức.

      • Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Bên bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích, rủi ro sẽ được chuyển giao khi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên. Tức là nếu sau khi chuyển hàng cho bên vận tải đầu tiên, bất kì điều gì làm nảy sinh rủi ro và chi phí với hàng hóa mà không nằm trong hợp đồng vận tải người bán kí kết để đưa hàng tới cảng đích sẽ do người mua chịu.
      • Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
      Người bán Người mua
      • Cung cấp hóa đơn thương mại và các giấy tờ khác theo hợp đồng.
      • Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa an toàn tới giao cho bên vận tải đầu tiên tại địa điểm đã định vào thời gian đã thỏa thuận.
      • Thuê và làm hợp đồng vận tải để đưa được hàng hóa đến cảng đích theo các tuyến thông thường thuận tiện nhất.
      • Đóng gói đúng cách để bảo đảm an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
      • Làm thủ tục xuất khẩu, cung cấp các thông tin và chứng từ để người mua làm thủ tục nhập khẩu.
      • Thông báo cho người mua về việc giao hàng cho bên vận tải và cung cấp bằng chứng về việc đã giao hàng an toàn cho bên vận tải.
      • Mua bảo hiểm hàng hóa theo mức cao nhất là mức A
      • Chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro và tổn thất xảy ra với hàng hóa từ khi hàng được giao cho bên vận tải đầu tiên.
      • Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
      • Làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.
      • Thông báo cho người bán chính xác về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích và thời gian nhận hàng.
      • Không có nghĩa vụ phải làm hợp đồng vận tải hay hợp đồng bảo hiểm

      Cách ghi nhớ Incoterms CIP

      • CIP = CIF + (I + F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)
      • CIP = CPT + I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)

      Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau:

      • Trách nhiệm làm thủ tục nhập khãu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua.
      • Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ——->>> CIF——->>> CPT——->>> CIP.
      • CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy.
      • CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức.

      Incoterms nhóm D

      DDP (Delivered duty paid)

      Nội dung

      Với DDP Incoterms 2020, người bán chuyển giao hàng hóa sang cho người mua khi hàng hóa đã được đưa tới địa điểm giao hàng đã quy định trong hợp đồng, dưới sự định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, sẵn sàng để dỡ xuống. Đây là quy tắc mà người bán phải chịu mức trách nhiệm cao nhất, làm cả thông quan đầu nhập khẩu.

      • Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để đưa được hàng đến địa điểm giao hàng đã định sẵn trong hợp đồng kể cả thông quan hải quan ở đầu nhập khẩu.
      • Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
      Người bán Người mua
      • Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến điểm đích quy định.
      • Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng.
      • Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
      • Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
      • Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy định.
      • Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được giao.
      • Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
      • Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng.
      • Giúp người bán lấy các chứng từ cần thiết phục vụ cho việc làm thủ tục hải quan.
      • Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như hợp đồng.
      • Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi nhận hàng.
      • Người mua không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu cầu các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm thì người mua cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được các  thông thi này cho người bán

      Cách ghi nhớ Incoterms DDP

      Nghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nới đến và có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu—> DDP thể hiện nghĩa vụ thối đa của người bán

      DAP (Delivered at place)

      Nội dung

      Với DAP Incoterms 2020, người bán chuyển giao hàng hóa và rủi ro sang cho người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, trên phương tiện vận tải đã ở địa điểm đích nhắc đến trong hợp đồng, sẵn sàng để dỡ xuống. Đây là quy tắc có thể sử cho nhiều phương thức vận tải.

      • Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để đưa được hàng đến địa điểm giao hàng đã định sẵn trong hợp đồng.
      • Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
      Người bán Người mua
      • Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến điểm đích quy định.
      • Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng.
      • Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
      • Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy định.
      • Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được giao.
      • Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
      • Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng.
      • Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
      • Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như hợp đồng.
      • Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi nhận hàng.
      • Người mua không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu cầu các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm thì người mua cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được các  thông thi này cho người bán

      Cách ghi nhớ Incoterms DAP

      Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.

      DPU (Delivery at Place Unloaded)

      Nội dung

      • Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Việc chuyển giao hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán đưa được hàng đến và dỡ xuống tại điểm giao hàng đã quy định vào thời gian đã thỏa thuận, đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua.
      • Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
      Người bán Người mua
      • Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến điểm đích quy định.
      • Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng.
      • Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
      • Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy định.
      • Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được giao.
      • Dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải ở địa điểm giao hàng.
      • Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
      • Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng.
      • Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
      • Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như hợp đồng.
      • Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi nhận hàng.
      • Người mua không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu cầu các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm thì người mua cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được các  thông thi này cho người bán

      Cách ghi nhớ Incoterms DPU

      Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để đưa được hàng đến địa điểm giao hàng đã định sẵn trong hợp đồng, sau đó dỡ hàng xong thì mới hết trách nhiệm. Hai bên nên cân nhắc kĩ việc chỉ ra 1 điểm giao hàng càng chi tiết càng tốt.

      Những thay đổi trong Incoterms 2020 so với 2010

      Tóm tắt sự thay đổi Incoterms 2010 Incoterms 2020
      Điều kiện DAT được thay thế bằng DPU
      • Trong thực tế, nhiều khi người mua hoặc/và người bán muốn giao hàng ở một địa điểm nằm ngoài Terminal ở cảng. Tất nhiên, việc giao hàng nằm ngoài Terminal thì 2 bên có thể thống nhất với nhau sử dụng điều kiện DAP.
      • Với  điều kiện DAP thì hàng hóa và rủi ro với hàng hóa được chuyển giao sang cho người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng, trên phương tiện vận tải sẵn sàng để dỡ xuống
      • Người bán phải dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải thì mới coi là hoàn thành nghĩa vụ của mình.
      • Vậy, thực chất ở Incoterms 2020, điều kiện mới DPU chỉ là điều kiện DAT cũ nhưng mở rộng hơn về địa điểm giao hàng, hoặc là điều kiện DAP nhưng người bán có nghĩa vụ dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải, còn lại các nghĩa vụ khác được giữ nguyên.
      • Đây cũng là điều kiện duy nhất trong Incoterms mà người bán phải dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải.
      Điều kiện FCA và Vận đơn có dấu On-Board Người bán phải giao hàng cho người mua hoặc bằng cách bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua thuê để đến lấy hàng tại cơ sở của người bán, hoặc phải chở hàng tới địa điểm giao hàng nằm ngoài cơ sở của người bán và hàng hóa sẵn sàng để dỡ khỏi phương tiện của người bán.
      • Người mua có thể cho phép người chuyên chở của mình khi nhận hàng của người bán sẽ phát hành cho người bán 1 vận đơn có on-board notation. Sau đó người chuyên chở này sẽ đưa hàng tới cảng quốc tế để có thể chuyển hàng sang nước của người mua. Việc này phát sinh là do với FCA thì người bán sẽ giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định. Nếu hai bên mua bán theo Tín dụng thư L/C thì sẽ gặp một số rắc rối trong việc thanh toán khi đòi hỏi vận đơn On board từ phía ngân hàng.
      • Chính vì việc này, theo FCA Incoterms 2020 thì nếu trong hợp đồng có quy định, người mua sẽ hướng dẫn người chuyên chở đến lấy hàng và sau đó phát hành 1 vận đơn cho người bán để người bán có thể nhận được tiền hàng khi thanh toán bằng phương thức L/C . Đây được coi là một trong những sự thay đổi đáng kể nhất ở bản Incoterms mới này.
      Sự khác biệt về mức bảo hiểm ở điều kiện CIP
      • Cost Insurance and Freight (CIF) và Carriage and Insurance Paid to (CIP) là 2 điều kiện duy nhất trong Incoterms chỉ định 1 bên phải mua bảo hiểm cho hàng hóa – ở đây là người bán.
      • Tại bản Incoterms 2010, chúng ta thấy rằng cả 2 điều kiện đều chỉ yêu cầu người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức bảo hiểm thấp nhất – mức bảo hiểm loại C.
      • Điều kiện CIP nâng mức bảo hiểm bắt buộc lên loại cao nhất là loại A, còn giữ nguyên cho điều kiện CIF.
      • Vậy, chúng ta chỉ cần nhớ ở đây, là so với Incoterms 2010, thì ở bản 2020 thì chỉ có CIP là nâng mức bảo hiểm từ loại C lên loại A, còn CIF giữ nguyên không có thay đổi gì.
      Phân chia chi phí rõ ràng hơn Chi phí được liệt kê cùng với bảo hiểm thành 2 phần trong 1 mục và không thực sự được liệt kê quá rõ ràng. Chi phí và bảo hiểm ở 2 mục khác nhau, liệt kê các chi phí mà các bên phải chịu ở riêng mục số 9 là A9/B9, để các bên có thể phân định rõ ràng hơn chi phí mà mình phải chịu.
      Nghĩa vụ vận chuyển với người bán Người bán phải liên hệ với một bên thứ 3 để làm thủ tục vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều trường hợp người bán có thể tự sử dụng các phương tiện chuyên chở sẵn có của mình để vận chuyển hàng hóa. Mở rộng nghĩa vụ của người bán tại các điều kiện mà người bán chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển, rằng người bán có thể thuê bên vận chuyển thứ 3 hoặc tự tổ chức việc vận chuyển hàng hóa chứ không chỉ gói gọn trong việc thuê người vận chuyển như các bản Incoterms cũ.

      Incoterms xuất bản đầu tiên vào năm nào? Đã được sửa đổi bao nhiêu lần?

      Năm 1936, phòng Thương mại quốc tế ICC – International Chamber of Commerce tại Paris đã phát hành Incoterms nhằm thống nhất tập quán thương mại quốc tế, tránh được những vụ tranh chấp và kiện tụng làm lãng phí thời gian và của cải của con người và xã hội.Từ đó đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung 7 lần vào các năm 1953, 1967, 1976,1980, 1990, 2000 và 2010 nhằm phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế. Incoterms ra đời lần sau hoàn thiện hơn lần trước, nhưng không phủ định lần trước.

      • Incoterms 1990:
        • Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP.

        =&47=&

        • Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP.

        =&49=&

        • Bao bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP.

        Incoterm 2020:

        • Bao gồm 11 điều kiện, một số thay đổi là điều kiển DAT được thay bằng DPU.

        6 lỗi Incoterms phổ biến cần tránh

        Sử dụng FOB cho hàng container

        Mặc dù có niềm tin và thông lệ phổ biến, FOB Incoterm chỉ nên được sử dụng cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa không chứa container. Lỗi này rất phổ biến đến nỗi nó đã trở thành một quan niệm sai lầm đến mức mà cực kỳ khắc sâu trong tâm trí của cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Đọc tiếp

PHÂN LUỒNG TỜ KHAI HẢI QUAN LÀ GÌ? – THUẬT NGỮ NHIỀU NGƯỜI NHẦM LẪN

Mã phân loại kiểm tra/phân luồng tờ khai hải quan

Mã phân loại kiểm tra gồm 3 mã:

  • Mã 1 = Luồng 1
  • Mã 2 = Luồng 2
  • Mã 3 = Luồng 3
“Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây:

a.1.1) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1);

a.1.2) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2);

a.1.3) Kiểm tra kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 3).”

Vậy phân luồng “Xanh”,”Vàng”,”Đỏ” là gì? Được thể hiện ở đâu?

Về vấn đề này mình có tìm 1 loạt các văn bản pháp luật nhưng chưa thấy văn bản nào có nói về nội dung tờ khai được phân luồng “xanh, vàng, đỏ”.

Thực tế khi sử dụng phần mềm Ecus của Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn thì có thể hiện nội dung này.

Tóm lại, các nội dung trên mình chia sẻ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất của MÃ PHÂN LUỒNG TỜ KHAI và cách phân luồng. Hi vọng các bạn có cái nhìn đúng về thuật ngữ này.

________________________________________

✍️SUNWAY LOGISTICS

📲 Zalo hỗ trợ: zalo.me/g/emrbbn922

📩 Email: thanhlt@sunwaylogistics.vn

🌎 Website: 

https://sunwaylogistics.vn Đọc tiếp